Lê Tuấn Bảo Khánh

Đôi nét về tác giả:

Đối với tôi, nhắc đến tác giả Nguyễn Minh Châu tôi liền nghĩ đến môt nhà văn gắn liền với lich sử gắn liền voi những cuộc kháng chiến đầy gian nan cua bộ đội Việt Nam ta. Người mà qua tác phẩm của ông đã vẽ nên cho chúng ta thấy một xã hội, con người và hình ảnh cuả những người bộ đội trong những khoảng khắc lịch sử nhất định; nhắc đến ông làm tôi nhớ đến hình ảnh của những con người “Xẻ dọc Trường Sơn cứu nước” hậu chiến với những trăn trở về lẽ đời, lòng người, về những giá trị văn hóa đích thực, lâu dài mà con người cần hướng tới, mà xã hội hòa bình cần phải quan tâm..

Tác giả Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930

Quê gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Tốt nghiệp Thành Chung

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1972)

Một số tác phẩm nổi tiếng của ông:

-Cửa sông (tiểu thuyết, 1966);
– Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970);
– Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972);
– Miền cháy (tiểu thuyết, 1977);
– Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977);
– Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982),
– Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983);
– Bến quê (truyện ngắn, 1985);
– Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987);
– Cỏ lau (truyện vứa, 1989).

Nguyễn Minh Châu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, co nhiều đóng góp cho nền văn xuôi kháng chiến. Trong khoảng thời gian kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu chủ yếu viết về người lính va lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ chiến trường  mang đặc điểm chung của văn học kháng chiến nhưng vẫn thể hiện phong cách riêng, được bạn đọc yêu mến.

Sau năm 1975, tác giả la người đi tiên phong trong công cuộc tìm tòi va đổi mới văn học. Tập trung viết về người lính trở về sau chiến tranh với cái nhìn mới mẻ, nhân hậu thẳng thắn

Ông đã đạt được giải thưởng văn học: Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 -1989 cho toàn bộ sáng tác của ông viết về chiến tranh và người lính

Đôi nét về tác phẩm: “Mảnh trăng cuối rừng”:

a.Hoàn cảnh sáng tác: thời kì đầu của cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mĩ.

b. Đề tài: Viết về một câu chuyện tình trong chiến tranh giữa một
chiến sĩ lái xe và một cô công nhân giao thông.

c. Cảm hứng sáng tác: ca ngợi CNAHCM ở thế hệ thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên thời chống Mĩ.

Chủ đề

Tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung, dũng cảm chiến đấu là phẩm chất cao đẹp của người con gái Việt Nam trong những năm đánh Mĩ ác liệt.

Tóm tắt truyện

Chuyến xe đêm nay đưa hàng ra tiền phương, Lãm được phép chỉ huy trả hàng xong, rẽ đến thăm chị gái và người yêu ở đơn vị thanh niên xung phong. Thật phiền hà, trên xe lại có một cô gái đi nhờ xe lên cầu Đá Xanh, cô ta đi gặp người yêu! Cô gái xinh đẹp cũng tên là Nguyệt như tên người yêu của anh. Trăng đầu tháng, mảnh trăng cuối rừng dát lên con đường chiến lược. Trăng sáng chiếu vào khung cửa xe, làm cho khuôn mặt cô gái ngời lên vẻ đẹp lạ thường. Quá nửa đêm, xe đến ngầm. Cô gái không xuống xe đi về đơn vị, cô đã giúp Lãm đưa xe vượt ngầm. Máy bay giặc từng đàn ào tới ném bom thả pháo sáng, bắn 20 li đỏ lừ. Cô gái bị hơi bom xô ngã dúi, nhưng cô đã dũng cảm đẩy chàng lái xe vào chỗ nấp còn mình đứng che chắn phía ngoài. Chiếc xe bén lửa. Hai người vừa dập lửa vừa cho xe phóng lên. Nguyệt phải dò đi trước dẫn đường. Vượt khỏi trọng điểm, Lãm mới biết Nguyệt bị thương, máu chảy đỏ cả cánh tay áo xanh. Cô ướt như một con công vừa tắm thế mà vẫn cười rất tươi. Trong lòng anh lái xe trẻ dấy lên một tình yêu Nguyệt gần như mê muội lẫn cảm phục. Cô gái chia tay Lãm đi ngược lại phía ngầm…

Chuyến ấy giao hàng xong, đã quá muốn, Lãm lỡ hẹn. Chuyến xe sau, anh mới vào thăm chị gái. Anh mới biết cô gái đi nhờ xe đêm ấy chính là người yêu từng hẹn ước…